Pages

Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Ai thông minh hơn học sinh Việt Nam?

 Từ cấp 1 đã tập “chiến đấu” 

Hầu hết những đứa trẻ ở các thành phố lớn ngay ở độ tuổi cấp 1 đã phải căng mình ôn luyện nếu muốn vào các trường tiểu học hàng đầu. Chuyện những đứa trẻ 6 tuổi phải thi tới 3-5 trường với tỷ lệ chọi 1/3-1/4 khiến không ít người lớn phải giật mình. Điều đó vẫn chưa thấm vào đâu so với những đề kiểm tra năng lực nhận thức, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng khiếu tiếng Anh, kiểm tra sức khỏe...Đều có phần “hóc búa”.

Chị Lan (Hà Nội) có con mới thi vào lớp 1 than thở: “Đúng là trẻ con ngày nay vất vả quá! Mới tý tuổi đầu mà phải lo luyện thi bù đầu nếu muốn vào các trường điểm. Mà thi một trường sao mà yên tâm được vì thế phải đăng ký cho con thi 2-3 trường. Áp lực thi cử, học hành khiến con bé sút ký, nhiều hôm vừa học vừa khóc đến tội nghiệp. Nhưng biết làm sao được, muốn sau này có tương lai thì phải có nền tảng tốt từ bây giờ”.

Khoanh tròn vào hình không giống với các hình còn lại - Đề thi tuyển vào lớp 1 của trường THDL Đoàn Thị Điểm
Khoanh tròn vào hình không giống với các hình còn lại - Đề thi tuyển vào lớp 1 của trường THDL Đoàn Thị Điểm.
Hình chữ nhật dưới đây bị thiếu 1 miếng. Miếng nào trong số các miếng ở dưới có thể ghép kín phần bị thiếu? Hãy khoanh tròn miếng ghép đó - Đề thi tuyển vào lớp 1 của trường THDL Đoàn Thị Điểm
Hình chữ nhật dưới đây bị thiếu 1 miếng. Miếng nào trong số các miếng ở dưới có thể ghép kín phần bị thiếu? Hãy khoanh tròn miếng ghép đó - Đề thi tuyển vào lớp 1 của trường THDL Đoàn Thị Điểm.

Chỉ vì mong muốn vì cái mong muốn con mình có tương lai tươi sáng, không kém bạn kém bè mà các bậc phụ huynh ra sức nhồi nhét, ép con học. Thi đậu vào trường điểm đã khó, vào học lại còn lắm gian lao. Niềm vui thi đậu đồng hành với suốt những năm tháng “chiến đấu” với những bài toán nâng cao, những chương trình chất lượng,…khiến trẻ bù đầu, ám ảnh với việc học hành.

Không biết đáng mừng hay nên buồn khi Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả khảo sát PASEC 10 - viết tắt của chương trình phân tích các hệ thống giáo dục của Hội nghị các Bộ trưởng giáo dục các nước sử dụng tiếng Pháp. Kết quả cho thấy học sinh tiểu học Việt Nam được đánh giá khá cao, nhưng vẫn đang gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn.

Không giỏi sao được khi từ bé các em đã được nhồi một khối kiến thức khổng lồ, bị ép học từ ngày này qua ngày khác. Thế nhưng, những yếu tố cần thiết cho cuộc sống, những   kỹ năng mềm   hay đơn giản là quyền vui chơi, giải trí đúng lứa tuổi dường như đang bị xem nhẹ.

 Đề thi sốc lạ 

Học sinh Việt Nam không chỉ bị nhồi nhét, bị “ép học” mà còn “bị” cho kiểm tra kiến thức với những đề thi vô cùng oái ăm, mà nếu không dày công học tập ắt khó mà làm nổi.

Anh Tuấn, có con đang học lớp 4 bức xúc chia sẻ: “Không hiểu sao giờ trẻ con học hành khó như vậy. Sáng sáng con đi học với một cái cặp nặng trịch, chiều được đón về nghỉ ngơi ăn uống chút xíu lại phải vào bàn học. Nhiều khi nhắc con chơi nhưng nó không dám vì bài học chưa xong, cô kiểm tra. Mà quả thật, đề kiểm tra khó thật. Có bữa thấy con khóc thút thít vì không làm được bài, mình dỗ dành và mang đề ra giải thử mới phát hiện người lớn làm còn mệt, huống gì ép một đứa trẻ con thế này”.

Cách đây 1 năm, đề thi toán của học sinh lớp 1 xuất hiện trên mạng, ngay lập tức thu hút được sự chú ý của mọi người. Các thắc mắc được xoay quanh câu 1D, với đề bài ra là: tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Như vậy, cả hai đáp án A (61) và B (70) đều đúng. Nhưng khi em học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên cho là sai và sửa lại là đáp án B. Việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là “số 49 gồm” (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi.

Đề thi toán lớp 1 oái ăm<br /><br />
Đề thi toán lớp 1 oái ăm

TS Lê Thống Nhất đã từng cho rằng: “Đây là yếu kém của người ra đề và về mặt nào đó gây ảnh hưởng tâm lý cho học sinh. Khi học sinh hiểu đúng nhất thì lại bị cho là sai, và cậu bé này đã bị đánh oan.  Bên cạnh đó, với những câu hỏi đánh đố này, giáo viên sẽ rất khó lý giải tại sao học sinh sai. Điều đó khiến học sinh nghi ngờ giáo viên, không tin thầy cô và không biết cái gì là chân lý. Như vậy, việc làm này đã gây phản tác dụng trong giáo dục”.

Oái ăm hơn, trong kỳ thi học kỳ 1 năm học 2013 - 2014, trường THCS Trần Phú (TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) đã có đề thi môn ngữ văn lớp 8 như sau: “Em hãy đóng vai một người nghiện thuốc lá kể lại cảm giác của mình”. Trong khi đó theo quy định, học sinh phổ thông tuyệt đối không được hút thuốc lá thì không hiểu học sinh đóng vai này như thế nào?!.

Với khả năng “vượt chướng ngại vật” để hoàn thành chương trình phổ thông, quả là hiếm học sinh ở đâu thông minh như học sinh Việt Nam.

 Lan Anh 

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
Posts RSSComments RSSBack to top
© 2011 Đào tạo kỹ năng mềm ∙ Designed by BlogThietKe
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0