Pages

Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Cần xây dựng hình ảnh thanh niên chuẩn

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Trường đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh) được giới tuổi teen đặt biệt danh “Thầy giáo hot boy” bởi vẻ thư sinh bề ngoài. Không chỉ vậy, anh còn tạo được sức hút khi nói về các chủ đề liên quan tới giới trẻ, đặc biệt với những clip “đình đám” do anh nhập vai, như: “Thanh niên chuẩn”, “Năm sau con lại về”, “Đối phó với yêu râu xanh”...

Chia sẻ với phóng viên Báo Đồng Nai  về những biểu hiện tiêu cực trong giới trẻ hiện nay, như: bạo lực học đường, thầy trò đánh lộn trên bục giảng, cởi đồ khoe thân… anh cho rằng đó là điều rất đáng buồn, cần chấn chỉnh để giới trẻ đi đúng đường.

   Anh ngh    ĩ gì khi xem nh    ững clip xu    ất hi    ện trên m    ạng xã h    ội g    ần     đây, nh    ư: th    ầy trò     đánh nhau t    ới t    ấp, n    ữ sinh     đánh nhau không n    ương tay, th    ậm chí trò thuê côn     đồ     đánh th    ầy     đến nh    ập vi    ện?  

- Không phải gần đây những clip bạo lực học đường mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội, mà nó đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cường độ và tính chất các vụ việc xảy thì cao hơn và đáng báo động hơn trước mà thôi. Tôi cho rằng, đó là hệ quả tất yếu của nền giáo dục một thời mải chạy theo thành tích về điểm số, tỷ lệ học sinh giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp… mà lại xem nhẹ việc giáo dục đạo đức, truyền thống tôn sư trọng đạo, kỹ năng ứng xử trong các mối quan hệ cho học trò.

   Anh có cho r    ằng h    ọc trò hi    ện nay m    ất d    ần s    ức “    đề kháng” tr    ước nh    ững m    ặt trái c    ủa xã h    ội?  

- Trong khi việc giáo dục đạo đức nói chung cho học trò bị xem nhẹ thì xã hội lại có quá nhiều “virus độc” tấn công vào học đường, gia đình, như: game bạo lực, clip sex… xuất hiện đầy trên mạng internet. Thậm chí trong môi trường tưởng như an toàn nhất là gia đình, các em cũng có thể bị tác động bởi những hành động, lời nói thiếu gương mẫu của cha mẹ.

Trong thời gian gần đây, chúng ta rất dễ gặp các hiện tượng lệch lạc của giới trẻ, như: “Bà Tưng”, clip “Anh không đòi quà”, trào lưu khoe thân để câu “like”, “ném đá”, thóa mạ nhau trên facebook… Đã có rất nhiều mâu thuẫn xảy trên trên mạng xã hội hoặc qua “chat chít”, sau đó thì học sinh hẹn nhau ra để “giải quyết” dẫn đến đánh lộn, thậm chí là án mạng.

   Nói nh    ư v    ậy thì m    ạng xã h    ội có l    ỗi khi h    ọc sinh có hành     động l    ệch l    ạc?  

- Không hoàn toàn như vậy! Lỗi là do cách giáo dục của chúng ta chưa đến nơi đến chốn. Mạng xã hội đều có mặt tốt và không tốt, quan trọng là cách mà chúng ta sử dụng. Ví dụ như facebook có thể trở thành một lớp học online, là nơi để học trò có thể bắt gặp những hình ảnh, đoạn clip ý nghĩa mà sau đó có thể làm thay đổi, đôi khi cả cuộc đời theo hướng tích cực… Tuy nhiên, rất có thể facebook sẽ “làm chủ” học trò nếu như các em bị nghiện facebook mà quên đi việc học hành, người thân, gia đình. Các em sẽ rơi vào tình trạng sống ảo, sống vì số lượng “like”, những lời nhận xét có cánh, đặc biệt là rất dễ dẫn đến mâu thuẫn do “ném đá” lẫn nhau…

   V    ậy chúng ta c    ần làm gì     để b    ảo v    ệ các em trong m    ột xã h    ội có quá nhi    ều “virus     độc”?  

- Chúng ta không nên chỉ nghĩ đến chuyện bảo vệ các em học sinh trước những tác động tiêu cực của xã hội, mà còn phải giúp các em biết tự bảo vệ mình. Phụ huynh cần sẵn sàng để trở thành người cha, người mẹ hiện đại, hiểu con, hòa đồng và sẵn sàng bước vào thế giới của con để chia sẻ, định hướng phong cách sống lành mạnh cho con. Thay vì mải chạy theo thành tích về điểm số, tỷ lệ học sinh khá giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp… nhà trường cần chú trọng việc bồi đắp các giá trị đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử cho học trò.

   Hình nh    ư vai trò c    ủa     Đoàn trong giáo d    ục l    ớp tr    ẻ hi    ện nay ch    ưa     được rõ nét?  

- Chúng ta luôn nói đến ba lực lượng quan trọng để giáo dục lớp trẻ hiện nay, gồm: gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó Đoàn nằm trong lực lượng quan trọng thứ ba là xã hội. Đoàn chính là nơi giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên. Không chỉ có thế, cán bộ Đoàn là những người am hiểu giới trẻ, đa số cán bộ Đoàn hiện nay sử dụng rất tốt mạng xã hội, điển hình là facebook. Do đó, Đoàn có thể đứng ra thành lập các diễn đàn lành mạnh trên mạng, định hướng cho đoàn viên biết tìm đến những trang web “trắng”, tích cực.

Đoàn cần thể hiện tốt hơn nữa trong việc tổ chức các sân chơi   kỹ năng mềm   , kỹ năng ứng xử, kỹ năng nói không với những tiêu cực để xây dựng hình ảnh “Người thanh niên chuẩn” trong một xã hội hiện đại.

   Xin c    ảm     ơn anh!  

 Công Nghĩa (th  ực hi  ện)  

Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
Posts RSSComments RSSBack to top
© 2011 Đào tạo kỹ năng mềm ∙ Designed by BlogThietKe
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0